HƯỚNG DẪN LÀM GIẤM MÍA TẠI NHÀ
CHUẨN BỊ:
- Bình thủy tinh 3-5 lít: 1 cái
- Khăn màn sạch phủ miệng bình: 1 cái
- Nước mía nguyên chất: 1 lít
- Rượu mồi (độ cồn 35 - 40 độ): 150 ml
- Giấm mồi (các loại giấm lên men tự nhiên: giấm táo, giấm gạo, giấm chuối, giấm mía ...): 200 ml
- Nước lọc: 500 ml
THỰC HIỆN:
- Vệ sinh sạch bình thủy tinh, tráng với nước sôi hoặc phơi nắng cho khô
- Tất cả cho vào bình thủy tinh 3 lít,
- Khuấy cho hỗn hợp tan đều
- Phủ miệng bằng vải màn để ngăn côn trùng nhưng vẫn có không khí lưu thông để giúp giấm lên men tốt hơn; để giấm lên men trong nhiệt độ phòng.
- Thường sau khoảng 3 ngày giấm sẽ bắt đầu chuyển chua, và sau khoảng 7 - 10 ngày sẽ lên men thành giấm.
- Giấm thành phẩm có vị chua và mùi thơm nhẹ của mía.
LƯU Ý:
- Tùy vào độ ngọt (brix) của mía, độ cồn của rượu, nhiệt độ nơi làm giấm mà giấm mía thành phẩm có thể có độ chua khác nhau
- Khu vực miền Bắc, mùa đông lạnh giấm có thể lên men chậm hơn
- Nếu nếm thấy giấm vẫn còn vị ngọt của mía thì có thể để lên men tiếp vài ngày cho đến khi giấm chuyển chua hoàn toàn.
CÔNG DỤNG: Tăng lợi khuẩn, để nấu ăn, pha chế đồ uống, trộn salad, bảo quản thực phẩm và ngâm rửa rau củ ... Công dụng của giấm mía cũng tương tự như giấm táo:
1 - Hỗ trợ tiêu hóa
2 - Điều chỉnh lượng đường trong máu
3 - Hỗ trợ quản lý cân nặng
4 - Cải thiện sức khỏe tim mạch
5 - Đặc tính kháng khuẩn
6 - Tăng cường sức khỏe làn da
7 - Tăng cường sức khỏe tóc:
8 - Tăng cường hệ thống miễn dịch
9 - Giải độc cơ thể
10 - Giảm viêm
11 - Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng
12 - Cải thiện sức khỏe răng miệng
13 - Giảm đau họng
14 - Hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh
15 - Giảm bớt các triệu chứng trào ngược axit
CHỌN MẸ TỰ NHIÊN - AN YÊN VUI KHỎE!